BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
—————————
1. Thông tin về đơn vị đào tạo và đơn vị cấp bằng
– Đơn vị cấp bằng: Trường Đại học Đồng Tháp
– Đơn vị đào tạo: Khoa Văn hóa – Du lịch và Công tác xã hội
2. Một số thông tin về chương trình đào tạo
– Tên ngành: QUẢN LÝ VĂN HÓA.
Tiếng Việt: Quản lý văn hóa.
Tiếng Anh: Culture Management.
– Mã số ngành đào tạo: 7229042.
– Trình độ đào tạo: Đại học.
– Thời gian đào tạo: 4 năm.
– Tên văn bằng sau tốt nghiệp: Cử nhân Quản lý văn hóa.
– Thông tin về kiểm định chất lượng:
3. Mục tiêu đào tạo
3.1. Kiến thức
– Nắm vững kiến thức giáo dục đại cương theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm: triết học Mác – Lênin; kinh tế chính trị Mác – Lê nin; chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Giáo dục Thể chất và Giáo dục Quốc phòng – an ninh.
– Phân tích được các kiến thức cơ bản về khoa học quản lý, tâm lý học văn hóa, xã hội học văn hóa, mỹ học, giáo dục nghệ thuật.
– Nắm vững các kiến thức chuyên sâu về văn hóa Việt Nam, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về văn hóa – nghệ thuật,.
– Nắm vững các kiến thức nghiệp vụ về quản lý nước về văn hóa, quản lý di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, quản lý dự án văn hóa, quản lý hoạt động nghệ thuật biểu diễn, quản lý nguồn nhân lực văn hóa, xây dựng văn hóa ở cơ sở, quản lý các thiết chế văn hóa.
– Nắm vững các kiến thức về âm nhạc, múa, sân khấu, biên kịch vào biên tập, tổ chức một chương trình nghệ thuật, lễ hội, sự kiện ở cơ sở.
3.2. Kỹ năng/phẩm chất đạo đức
3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
– Thành thạo các kỹ năng quản lý, nghiên cứu đề xuất chính sách văn hóa; có kỹ năng chuẩn xác trong việc điều hành các tổ chức quản lý và hoạt động văn hóa, nghệ thuật ở các cấp; thao tác được các kỹ năng công tác xã hội và kỹ năng dân vận.
– Sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật trong việc quản lý, tổ chức hoạt động văn hóa (máy ảnh, quay phim, ghi âm, trình chiếu, âm thanh, v.v.), có khả năng khai thác và sử dụng thành thạo những thông tin trên hệ thống mạng xã hội (facebook, zalo, twitter, v.v..).
– Thành thạo các kỹ năng làm việc nhóm; khả năng tự học, tự nghiên cứu; khả năng thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp và làm việc độc lập.
– Thực hiện chuẩn xác các kỹ năng quản lý, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện hoạt động văn hóa ở các thiết chế văn hóa và các tổ chức văn hóa xã hội khác trong cộng đồng.
– Thực hiện thành thạo kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển và quản lý các chương trình hoạt động văn hóa, nghệ thuật của quần chúng nhân dân; hoạt động sinh hoạt tập thể tại các cơ quan và địa phương.
– Thực hiện được kỹ năng quan sát, phân tích, đánh giá, bình luận các sự kiện và vấn đề văn hóa, xã hội để làm cơ sở cho việc đề xuất, xây dựng chính sách quản lý đối với hoạt động văn hóa – xã hội.
– Thực hiện thành thạo các kỹ năng nghiệp vụ về tổ chức, quản lý hoạt động văn hóa xã hội và văn hóa nghệ thuật theo yêu cầu của chuyên ngành quản lý văn hóa.
3.2.2. Kỹ năng mềm
– Thành thạo các kỹ năng mềm trong quá trình giao tiếp với lãnh đạo cấp trên và đồng nghiệp trong môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.
– Thực hiện chuẩn xác những kỹ năng thuyết trình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
– Thực hiện thành thạo các kỹ năng làm việc nhóm và tự ý thức được trách nhiệm khi làm việc độc lập.
– Thao tác chuẩn xác những kỹ năng xử lý tình huống, phân tích và giải quyết vấn đề trong quá trình quản lý các hoạt động văn hóa tại địa phương.
– Thực hiện thành thạo các kỹ năng sinh hoạt cộng đồng và quan hệ công chúng.
3.2.3. Phẩm chất đạo đức
– Tiếp nhận và rèn luyện các phẩm chất đạo đức tốt đẹp, nếp sống văn hóa, lành mạnh trong cộng đồng.
– Có phẩm chất đánh giá và chọn lọc những thái độ tích cực trong việc tự học, tự bồi dưỡng kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
– Có tinh thần tổ chức trách nhiệm và tác phong làm việc khoa học trong quá trình quản lý các hoạt động văn hóa nghệ thuật; biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của cộng đồng xã hội.
– Có tính cách tự giác, năng động, sáng tạo, có khả năng liên kết nghiên cứu khoa học, nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và ý thức bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng.
3.3. Mức tự chủ và trách nhiệm
– Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đổi với nhóm.
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.
– Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.
– Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.
3.4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp
Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí công tác tại các tổ chức văn hóa nghệ thuật thuộc khu vực nhà nước, tư nhân hay các tổ chức văn hoá nghệ thuật có yếu tố nước ngoài. Cụ thể tại các cơ sở việc làm sau đây:
– Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch; Phòng Văn hóa; Nhà Văn hóa; Trung tâm văn hóa; Trung tâm Triển lãm; Nhà hát; Câu lạc bộ; Thư viện, Bảo tàng; Khu di tích; các Trung tâm và Trường học thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các cấp; các tổ chức chính trị – xã hội khác.
– Các công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông, công ty du lịch, các đơn vị tổ chức biểu diễn nghệ thuật, các điểm vui chơi, giải trí, bộ phận marketing và quan hệ công chúng của các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước.
Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp có thể thành lập các công ty tổ chức sự kiện hoặc làm việc như những nhân viên độc lập cho các chương trình, sự kiện, hay dự án văn hóa nghệ thuật.
Mời xem chi tiết: Chuẩn đầu ra ngành Quản lý văn hóa năm 2021.